Trách nhiệm, vai trò của nhà thầu thi công

Trách nhiệm, vai trò của nhà thầu thi công

18/05/2021 0 Hà Vân 1,406
6 phút, 4 giây để đọc.

Một công trình xây dựng muốn hoàn hảo về mặt thẩm mỹ và chất lượng cần đáp ứng được rất nhiều yếu tố quan trọng khác nhau. Từ việc lên ý tưởng xây dựng, đến việc thiết kế bản vẽ và thực hiện quá trình hoàn thiện thi công trong thực tế.

Tất cả các yếu tố đều cần phải chỉn chu hoàn thiện và mang lại được giá trị cao nhất cho công trình. Trong số những yêu cầu đó thì nhà thầu thi công là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng. Tạo nên sự thành công cho những công trình xây dựng. Tìm hiểu về vai trò và công việc mà nhà thầu thi công cần phải thực hiện cùng tinth365 nhé.

Tìm hiểu về nhà thầu thi công

Nhà thầu thi công là 1 tổ chức, đơn vị hay công ty có đầy đủ năng lực. Để thi công xây dựng công trình cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với nhà thầu thi công. Về toàn bộ các phần công việc, thi công liên quan đến dự án.

Nhà thầu thi công đóng vai trò như thế nào?

Thống nhất ý tưởng dự án và lấy giấy phép xây dựng

Ngay khi nhận hợp đồng, nhà thầu thi công sẽ bàn bạc, trao đổi cụ thể để đi đến thống nhất với chủ đầu tư. Công việc bao gồm phân chia, tổng hợp các khu vực chức năng trong công trình. Sau đó nhà thầu sẽ xin giấy phép xây dựng nếu chủ đầu tư có yêu cầu.

Thực hiện bản vẽ thiết kế và dự toán

Sau khi thảo luận về ý tưởng của dự án. Nhà thầu thi công sẽ liên hệ với cơ sở vật liệu xây dựng. Từ đó xây dựng lên bảng báo giá chi tiết về bản vẽ thiết kế; nguyên vật liệu và chi phí thi công nội thất; ngoại thất,… Tuy nhiên nếu bạn am hiểu về nguyên vật liệu. Thì vấn đề này bạn có thể tự túc mà không cần đến nhà thầu.

Nhà thầu thi công thực hiện bản vẽ thiết kế

Tiến hành thi công và giám sát công trình

Đây là vai trò chính của nhà thầu thi công. Họ sẽ trực tiếp quản lý, điều hành và xây dựng cho công trình. Các thiết bị như máy móc, giàn giáo, vật liệu,… Sẽ được nhà thầu cung cấp trong suốt quá trình xây dựng.
Bạn có thể là người giám sát thi công hoặc thuê riêng 1 người giám sát có kinh nghiệm. Để đảm bảo công trình diễn ra suôn sẻ, đúng như ý muốn nhất.

Vai trò và trách nhiệm của nhà thầu thi công

  • Phân bổ trách nhiệm thi công công trình cho từng cá nhân có liên quan
  • Bố trí nhân lực và vật lực theo bản hợp đồng đã cam kết
  • Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng cũng như bảo quản máy móc, công trình, các mốc giới,…
  • Kiểm tra và bảo quản vật liệu, vật tư, các trang thiết bị thi công. Trước, trong và sau khi thi công xây dựng.
  • Thi công theo đúng hợp đồng hay bản vẽ thiết kế. Đảm bảo được chất lượng và độ an toàn cho người lao động. Cũng như độ an toàn của công trình trước và sau khi thi công.
  • Thông báo cho chủ đầu tư khi có sai sót kỹ thuật hay những vấn đề phát sinh cần điều chỉnh.
  • Lập nhật ký thi công theo quy định.
  • Báo cáo về tiến độ, thời gian, chất lượng, khối lượng và mức độ an toàn, vệ sinh của công trình cho chủ đầu tư.
  • Tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư khi công trình hoàn thiện.
  • Sau khi hoàn tất công trình thì hoàn trả mặt bằng; vận chuyển các trang thiết bị và những tài sản không liên quan ra khỏi công trường.

Tiêu chí đánh giá nhà thầu

Dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thi công

Các nhà thầu thi công uy tín thường có nhiều năm kinh nghiệm. Và đội ngũ nhân sự giỏi trong ngành. Họ thường là những thương hiệu uy tín. Có hàng trăm công trình đã thi công và bàn giao.

Để biết được kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của đơn vị thi công ra sao. Thì hãy xem xét về hồ sơ năng lực của họ. Họ đã thực hiện các công trình dự án ra sao, đội ngũ nhân sự có dồi dào không. Những lời nhận xét của khách hàng sau khi đầu tư ra sao,…

Thời gian thi công

Mỗi nhà thầu thi công khác nhau sẽ có năng lực và thời gian thi công khác nhau. Do đó cần xem xét cả về trình độ và thời gian thi công phù hợp. Điều này nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng và cả chi phí xây dựng. Tiến độ càng chậm sẽ càng làm tốn nhiều chi phí hơn.

Tiến độ thi công là tiêu chí đánh giá nhà thầu thi công

Vấn đề nhân công

Chủ đầu tư cần biết số lượng cũng như trình độ của nhân công tham gia để tính toán chi phí hợp lý và đảm bảo tiến độ xây dựng. Đối với những công trình cần thi công nhanh chóng như thiết kế quán cafe, trà sữa, văn phòng,… Thì cần nhiều nhân công hơn để đẩy nhanh tiến độ.

Uy tín của nhà thầu thi công

Bạn không nên ham rẻ mà chọn những đơn vị thi công giá thấp bởi có nhiều trường hợp nhà thầu cắt xén và rút bớt ruột công trình. Thay thế vào đó là những vật liệu giá rẻ, chất lượng thấp. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn cho công trình sau này.

Bên cạnh đó bạn có thể xem xét đến mức giá nhà thầu thi công đưa ra có bằng hay chênh lệch quá thấp hoặc quá cao với mức giá thị trường hay không.

Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền

  • Quyết định định mức xây dựng, giá xây dựng và các chi phí khác có liên quan khi xác định giá dự thầu để tham gia đấu thầu;
  • Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ

  • Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
  • Cung cấp thông tin dữ liệu của dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phối hợp hoặc tổ chức thu thập thông tin quản lý chi phí theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp

  • Không thực hiện đúng nghĩa vụ nêu tại khoản 2 Điều này và các điều khoản khác có liên quan của Nghị định này;
  • Bồi thường cho chủ đầu tư và các bên có liên quan những thiệt hại gây ra do lỗi của nhà thầu (nếu có) theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan.

Nguồn: batdongsan.com.vn