Thị trường thịt lợn giảm giá không thấy đáy

Thị trường thịt lợn giảm giá không thấy đáy

18/05/2021 0 Nguyễn Trang 232
4 phút, 52 giây để đọc.

Tình trạng thị trường thịt lợn hiện nay đang rất là khó khăn. Việc thịt giảm giá khiến cho người tiêu dùng mừng vui. Thế nhưng đối với phía kinh doanh thì lại khá buồn. Bởi vì lượng thịt nhập khẩu nhiều. Ngoài ra quá trình tiêu thụ lại không quá dễ dàng.

Bởi vậy mà thịt heo đang trên đà giảm mạnh. Các đơn vị chăn nuôi bán tháo bằng mọi giá. Chi phí cho chăn nuôi, thức ăn, sản xuất thì tăng cao. Nếu như năm ngoái thịt heo tăng không kiếm soát. Vậy thì năm này tụt chưa thấy đáy. Vậy nên tình trạng thịt heo đang rất đáng lo ngại.

Tình trạng giá thịt lợn

Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 13/5, tại miền Bắc, giá thịt lợn dao động trong khoảng 64.000-69.000 đồng/kg. Ở TP Hà Nội, giá lợn hơi giảm xuống ở mức 67.000 đồng/kg. Hiện, miền Bắc là khu vực có giá lợn hơi thấp nhất cả nước Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, mức giá trong khoảng 67.000 – 75.000 đồng/kg.

Còn tại khu vực miền Nam, giá thịt lợn từ 67.000 – 71.000 đồng/kg. So thời điểm này năm ngoái, giá lợn hơi trên cả nước giảm từ 23.000 – 26.000 đồng/kg. Ở một số nơi, giá lợn thời điểm đó cán mốc 100.000 đồng/kg, mức giảm còn lên đến 30.000 đồng/kg.

Tình trạng giá thịt lợn

Tại Đồng Nai, “thủ phủ” chăn nuôi lợn cả nước. Giá lợn hơi của Cty cổ phần chăn nuôi C.P tiếp tục giảm thêm 1.500 đồng. Xuống còn 71.500 đồng/kg. Giá thịt lợn hơi giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt trong nhiều tháng qua.

Khiến không ít nông dân thua lỗ, phải bỏ chuồng. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết. Ngành chăn nuôi đang rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn khi giá thành sản xuất liên tục tăng cao.

Nguyên nhân rớt giá

Nói về nguyên nhân giá thịt heo giảm. Ông Trọng cho rằng do nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn còn lớn. Trong khi việc tái đàn ở trong nước vẫn đạt hơn 70%. Trong quý 1/2021, Việt Nam nhập khẩu gần 169.300 tấn thịt và sản phẩm từ thịt; tăng 0,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Riêng thịt lợn nhập khẩu là 34.650 tấn; tăng hơn 101% về lượng so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân rớt giá

Ngoài ra, theo ông Trọng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp việc vận chuyển, tiêu thụ trở nên khó khăn. Nhiều nông dân lo ngại lúc đấy sẽ không bán được nên giá nào cũng cho xuất chuồng.

Đặc biệt, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong nhiều tháng qua. Khiến người dân không chịu nổi đành bán tống, bán tháo. Thậm chí bị các thương lái ép giá. Theo ông Trọng, với giá thịt lợn ở mức dưới 70 nghìn đồng, chỉ có DN chăn nuôi có lãi bởi họ chủ động được tất cả các khâu, còn người nông dân hầu như không có.

Giá thành sản xuất tăng cao

Ông Trọng phân tích: Giá thức ăn chăn nuôi tăng đến 25-30% đã đẩy phần này chiếm đến 60-65% giá thành sản xuất, chưa kể con giống cũng tăng từ 1,5-2 triệu đồng/con (cao hơn từ 15-20 nghìn đồng/kg so với DN khép kín). Tính ra giá bán đã không đủ bù chi phí khiến nông dân càng nuôi, càng lỗ.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, vừa qua Bộ NN&PTNT đã họp nhanh với các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn và đề nghị các DN này duy trì giá ở mức ổn định, hoặc tăng không đáng kể, đồng thời kiến nghị kéo dài Quyết định 50 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ đến hết năm 2021, trong đó có hỗ trợ về kinh phí, vật tư, giống cho người nông dân.

Giảm giá tới 20 – 30 ngàn/kg

12h trưa 7.2, chỉ vào phản thịt lợn còn gần 1 nửa, chị Nguyễn Thị Bạch (Cầu Giấy, Hà Nội) ngán ngẩm cho biết chỗ thịt ế này còn tới hơn 1 nửa so với lượng thịt được mang ra chợ sáng nay. Dù bình quân giá thịt lợn giảm thêm 5.000 đồng/kg so với ngày hôm qua (6.2), nhưng bán ra rất chậm.

Giảm giá tới 20 - 30 ngàn/kg

“Sườn thăn từ 160.000 đồng nay tôi bán với 120.000 đồng/kg, thịt sấn 130.000 đồng giảm còn 100.000 đồng/kg; các loại xương ai mua loại ngon được tặng thêm xương cục, vừa bán vừa cho để cắt lỗ mà vẫn ít người hỏi” – chị Bạch chia sẻ.

Theo chị Nguyễn Thị Mai – tiểu thương tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội), thịt lợn bán chậm từ 1 tuần nay dù giá giảm từng ngày. Hầu như ngày nào cũng có nhiều tiểu thương bị tồn hàng phải chuyển sang chế biến chả, xúc xích, thịt quay…

Bà Nguyễn Thị Bảy, kinh doanh thịt lợn tại phố Trần Vỹ cũng ngán ngẩm chia sẻ: “Đi chợ giờ là để giữ khách hàng thôi, chứ không khéo là lỗ. Thịt mua buôn 100.000 – 110.000 đồng/kg (móc hàm), nhưng bán ra loại cao nhất cũng chỉ 150.000 đồng, trong khi giá xương chỉ 50.000-60.000 đồng/kg, không cẩn thận coi như lỗ, chỉ cần ế vài cân là lỗ nặng”.

Nguồn: Vietnamnet.vn