Nông thủy sản cần xét nghiệm trước khi xuất khẩu

Nông thủy sản cần xét nghiệm trước khi xuất khẩu

18/05/2021 0 Nguyễn Trang 299
4 phút, 7 giây để đọc.

Thị trường nông thủy sản, nông sản thực phẩm của Việt Nam đang phát triển. Mặc dù gặp phải khó khăn từ dịch bệnh. Thế nhưng nó lại đang phục hồi một cách mạnh mẽ. Những thiệt hại về kinh tế được hạn chế tối đa.

Thị trường nông thủy sản đang dần sôi động trở lại. Để đảm bảo an toàn về chất lượng cũng như uy tín. Nông thủy sản, thực phẩm trước khi xuất khẩu đều cần được kiểm tra. Đặc biệt là phải xét nghiệm về Sars Cov2. Tuy nhiên Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc miễn việc kiểm tra này vào thời gian gần đây.

Kiểm tra nông thủy sản

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào; Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Đề nghị phối hợp chặt chẽ thực hiện mô hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới đường bộ.

Theo hướng vừa phòng dịch nhưng vẫn tạo điều kiện cho lưu chuyển hàng hóa thông suốt. Không gián đoạn. Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc miễn kiểm tra. Không xét nghiệm virus Sars-Cov-2 trên nông, thủy sản, thực phẩm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Kiểm tra nông thủy sản

Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ đối tác, các địa phương biên giới. Theo dõi sát tình hình phòng chống dịch, tình hình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đường bộ với Lào; Campuchia; Trung Quốc để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và xử lý.

Trước đó, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Hầu hết các nước đều có xu hướng siết chặt các quy định và kiểm soát nhập khẩu. Nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập vào nội địa thông qua hàng hóa nhập khẩu. Nhất là qua nông sản, thủy sản nhập khẩu.

Những khó khăn của vấn đề

Xu hướng này gây nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu. Đặc biệt là cho doanh nghiệp và nông dân Việt Nam. Có những thời điểm, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ùn ứ. Nhất là tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc (tháng 3/2020); hàng thủy sản không thể xuất khẩu sang Lào, Campuchia. Do các nước này ban hành biện pháp tạm dừng nhập khẩu thủy sản. Lào là tháng 12/2020. Còn Campuchia là tháng 1/2021.

Những khó khăn của vấn đề

Trước những khó khăn đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thúc đẩy phía Trung Quốc, Lào, Campuchia thống nhất triển khai mô hình thông quan phòng dịch tại các cửa khẩu biên giới đường bộ từ cuối quý 1/2020.

Nhờ đó, lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đường bộ trên tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam được đảm bảo thông suốt, không gián đoạn trong phần lớn của năm 2020. Ngoài ra, Campuchia và Lào lần lượt hủy bỏ các biện pháp tạm dừng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam (Campuchia là tháng 2/2021, Lào là tháng 4/2021).

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thương mại song phương giữa Việt Nam với từng nước Lào, Campuchia, Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021.

Nông nghiệp thực phẩm đang phục hồi

Mới đây, Food Industry Asia (FIA) đã thực hiện báo cáo “Tác động kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm tại Đông Nam Á” để hiểu rõ hơn về những thách thức và tác động kinh tế mà ngành nông nghiệp thực phẩm phải đối mặt vào năm 2020.

Theo đó, báo cáo Ma trận phục hồi kinh tế (một phần trong báo cáo “Tác động kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm tại Đông Nam Á”), nêu rõ, Việt Nam xếp thứ 2 trên 10 quốc gia về kỳ vọng phục hồi kinh tế ngành nông nghiệp thực phẩm với số điểm 6,6/10, chỉ sau Singapore.

Điều này có phần là nhờ Việt Nam đã ngăn chặn sự lây lan virus Covid-19 tương đối sớm và giảm thiểu thiệt hại về kinh tế. Ngành nông nghiệp thực phẩm vẫn có khả năng chống chịu trong đại dịch Covid-19, đạt mức tăng trưởng 4% vào năm 2020, tương đương mức đóng góp tăng 3,7 tỷ USD vào GDP toàn quốc.

Trước đại dịch, ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam đóng góp tới 86,4 tỷ USD vào GDP trong năm 2019, cung cấp 27,5 triệu việc làm. Ngoài ra, ngành cũng đóng góp tổng cộng 13,2 tỷ USD vào thu nhập thuế của Việt Nam.

Nguồn: Vietnamnet.vn