Xuất khẩu chăn nuôi là thế mạnh mới của Việt Nam
18/05/2021Tại Việt Nam, việc chăn nuôi đã trở thành một thế mạnh mới. Mặc dù thương mại thế giới gặp khó khăn bởi ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nhưng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi Việt Nam lại tăng mạnh mẽ. Trong năm 2020 trước thì kim ngạch đã đat tới trên 1,2 tỷ USD.
Điều đó cho thấy được Việt Nam có tiềm năng trong thị trường chăn nuôi. Nguyên nhân là bởi tại châu Phi xuất hiện dịch tả hơn. Ngoài ra thì còn có nhiều thiên tai lũ lụt xảy ra. Dịch bệnh thì khiến cho mọi thứ đều trở nên khó khăn. Đối với Việt Nam thì đó lại là những cơ hội tuyệt vời.
Mục lục
Sản lượng và báo cáo từ 2020
Cụ thể, sản lượng thịt tăng 4,8%; sản lượng sữa tươi đạt 1,09 triệu tấn, tăng 10,2%; sản lượng thịt trâu hơi tăng 1,6% so với năm 2019. Tổng đàn gia cầm khoảng 510 triệu con. Sản lượng thịt gia cầm hơi đạt trên 1,42 triệu tấn, tăng khoảng 9,2%; trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5% so với năm 2019. Đàn lợn năm 2020 cũng phục hồi. Đẩy sản lượng thịt lợn hơi lên 3,46 triệu tấn. Tăng 3,9% so với năm 2019. Báo cáo cũng nêu rõ, năm 2020 sản phẩm từ gia súc không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu.
Theo đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt khoảng 1,23 tỷ USD. Tăng gấp đôi so với năm 2015 (giá trị xuất khẩu đạt khoảng 620 triệu USD). Đây cũng là năm đầu tiên ngành chăn nuôi đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Theo Cục Chăn nuôi, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Thời gian tới cần khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Với mã định danh quốc gia cùng với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng các tổ hợp trang trại quy mô lớn; ứng dụng công nghệ cao với vai trò của doanh nghiệp làm trọng tâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sự liên kết hiệu quả
Các doanh nghiệp được coi là nòng cốt trong các chuỗi, cần chủ động đổi mới hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, trong đó xác định rõ nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh liên kết với nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, ASEAN GAHP,… để cung ứng các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của các thị trường.
Tiến hành xây dựng thịt lợn, thịt và trứng gia cầm thành sản phẩm quốc gia. Đồng thời xây dựng sàn giao dịch nông sản thực phẩm (sản phẩm chăn nuôi: con giống, vật nuôi giết thịt, trứng, thịt, sữa, các sản phẩm chế biến,… ).
Tiếp tục phát triển hơn nữa
Đề cập tới câu chuyện phát triển ngành chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến trước đó yêu cầu Cục Chăn nuôi phải rà soát, điều chỉnh quy mô đàn gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tránh tình trạng mất cân đối cung cầu ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi gia súc. Đối với chuyển đổi số và tăng cường dự báo chăn nuôi, ông cho rằng cần thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực này.
Khẩn trương triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi gia súc; áp dụng các phần mềm để đảm bảo cập nhật, quản lý, khai thác các dữ liệu chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổng hợp có thể đưa ra đánh giá sát thực tế, dự báo năng lực sản xuất và cung cầu thị trường gia súc giúp điều tiết sản xuất của các doanh nghiệp và người chăn nuôi, Thứ trưởng Tiến nhận mạnh.
Tình trạng giá thịt trong nước
Từ Tết Nguyên đán đến nay, giá lợn hơi liên tục giảm. Hiện giá lợn hơi ở mức giá thấp nhất trong một năm qua, trong khi đó xu hướng giảm vẫn tiếp tục. Hiện giá lợn hơi tại miền Bắc dao động từ 67.000-70.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, giá lợn hơi còn 70.000-72.000 đồng/kg. Các chuyên gia đánh giá, giá thịt lợn giảm do nguồn cung trong nước bước đầu được đảm bảo, việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi, nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn còn lớn, cạnh tranh trực tiếp với nguồn thịt lợn “nóng” chăn nuôi trong nước.
Tuy vậy, thị trường vẫn có thể biến động với nguy cơ từ dịch tả lợn châu Phi và giá thức ăn chăn nuôi tăng do giá nguyên liệu thế giới tăng. Ngược lại, giá hàng loạt mặt hàng thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp lẫn người nuôi lợn, gà, vịt, cá, tôm…
Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm 60-70% chi phí sản xuất nên khi thức ăn tăng giá sẽ khiến giá thành sản xuất tăng. Nguồn cung giảm đi do nhiều người chăn nuôi không dám tái đàn, cộng với giá thành sản xuất tăng lên sẽ đẩy giá bán thành phẩm (thịt lợn, gà, vịt,… ) lên cao.
Nguồn: Vietnamnet.vn