Giá đất nhiều nơi có dấu hiệu quay đầu – sự nhúng tay của chính phủ

Giá đất nhiều nơi có dấu hiệu quay đầu – sự nhúng tay của chính phủ

18/05/2021 0 Trần Nhi 742
7 phút, 30 giây để đọc.

Theo báo cáo thị trường Bất động sản Quý 1 của Bộ Xây dựng gần đây, giá đất ở rất nhiều địa phương xảy ra các hiện tượng tăng nóng cục bộ ở từng khu vực, từng dự án và có nơi tăng gần 50%. Tuy nhiên, sau khi các địa phương gửi các văn bản tăng cường kiểm tra, rà soát thì kết quả là nhiều nơi không còn cảnh tượng sốt giá, thậm chí có nơi còn có dấu hiệu bắt đầu quay đầu giảm giá.

Báo cáo thị trường Bất động sản Quý 1 của Bộ Xây dựng đã ghi nhận, đất nền tại một số điểm cục bộ, nhỏ lẻ ở nhiều địa phương thường xảy ra hiện tượng tăng cao trong quý, đặc biệt từ thời điểm Tết đến hết tháng 3/2021.

Nguyên nhân giá đất hạ nhiệt

Theo ông Mai Đức Toàn, Giám Đốc Khối Kinh Doanh và Tiếp Thị Tập đoàn CNT Group có 3 nguyên nhân khiến cơn sốt đất giảm nhiệt nhanh chóng.

Sự phản ánh của truyền thông

Thứ 1, sự phản ánh, cảnh báo dồn dập trên các phương tiện truyền thông khiến cho nhiều nhà đầu tư cảnh giác không lao vào cơn sốt đất, không có dòng vốn để tiếp tục thanh khoản, ra hàng khiến cơn sốt đất bị chặn đứng. So với các thời điểm sốt đất trước, nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm và tỉnh táo hơn khi quyết định.

Sự phản ánh của truyền thông

Sự thiếu minh bạch chưa rõ ràng

Thứ 2, các địa phương sốt đất trong thời gian qua đều gắn với thông tin quy hoạch chưa rõ ràng, chỉ qua lời “đồn thổi của cò đất” nên khi chính quyền vào cuộc xác minh, tăng cường quản lý và thông tin minh bạch khiến nhà đầu tư “vỡ mộng”.

Để hạn chế sốt đất, cơ quan quản lý đã siết tín dụng BĐS, thanh kiểm tra việc sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sự dụng đất ruộng, đất rừng… Các tỉnh thành cũng có có xu hướng giám sát các biến động giá giao dịch đất đai khi bị đặt vấn đề quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương nếu đất tăng nóng. Khi nhà nước quản lý chặt và đưa ra các cảnh báo, nhà đầu tư cũng bắt đầu bình tĩnh khiến thị trường giảm nhiệt hơn.

Những người đầu cơ

Thứ 3, giá ở “đỉnh chu kỳ” của cơn sốt đất liên tục bị thổi phồng lên gấp nhiều lần so với giá trị thực chỉ trong thời gian ngắn với mục đích chủ yếu là đầu cơ thay vì dựa trên nhu cầu có thực. Và khi không phản ánh nhu cầu thực, nguồn “cầu” nhanh chóng bị đứt gãy thì cơn sốt dừng lại là điều tất yếu.

Sự sốt đất đáng nghi ngờ ở các địa phương

Miền Bắc

Cụ thể, vùng ven Thủ đô Hà Nội có Quốc Oai tăng 20%, Ba Vì tăng 45%. Một số điểm ở Hòa Bình tăng 46%, Bắc Ninh tăng 20%, Hưng Yên tăng 26%. Mới đây, giá đất nền cũng tăng cao tại Thanh Hóa, TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP.HCM, Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai.

Miền Bắc

Tại Hà Nội, sốt đất chủ yếu xảy ra ở vùng ven- nơi có được quy hoạch nâng cấp lên quận, hoặc các quy hoạch phân khu được duyệt. Giá đất ở khu vực này bị đẩy lên tương đương 30 – 50 tr/m2. Bình quân giá tại các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30%.

Miền Nam

Tại Tp.HCM, giá nhà đất ở Thủ Đức liên tục tăng nhiều đợt từ trước thời điểm thành lập thành phố đến nay. Trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, vị trí đất mặt đường đã lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, thậm chí gần 200 triệu đồng/m2.

Tại phường Trường Thọ, giá đất trước đây chỉ khoảng 40 – 50 triệu đồng/m2, nay đã tăng tới 70 – 90 triệu đồng/m2, thậm chí 100 triệu đồng/m2.

Cơn sốt đất quay cuồng trong những tháng qua không chỉ ở Hà Nội và Tp.HCM mà còn diễn ra ở khắp các tỉnh, thành phố lớn nằm ở khu vực vệ tinh Hà Nội và Tp.HCM. Ở khu vực phía Bắc có Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa…và khu vực miền Nam có Đồng Nai, Bình Dương.

Sự trấn an của chính phủ và Bộ Xây dựng

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho biết mặc dù hiện tượng sốt đất nền mới chỉ diễn ra ở quy mô cục bộ của từng khu vực, từng dự án nhưng điều này cũng cho thấy dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn của thị trường, cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước.

Sự trấn an của chính phủ và Bộ Xây dựng

Bộ cho biết trong trong quý I/2021, giá đất nền tại nhiều khu vực tăng mạnh. Có nơi tăng đến 45 – 46%. Giao dịch chính thức được ghi nhận trên thực tế hầu như rất ít. Hình thức giao dịch tại các khu vực này chủ yếu là đặt cọc. Sau đó chuyển nhượng ngay khi giá tăng và xuất hiện nhà đầu tư khác có nhu cầu mua.

Các bản khảo sát thực tế

Khảo sát thực tế cho thấy, trong quý 1 giá đất tăng chóng mặt ở nhiều địa phương. Nhưng nay đã bắt đầu hạ nhiệt, có nơi bất ngờ quay đầu giảm.

Chẳng hạn ở các khu vực như Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng. Giá đất mấy tháng qua liên tục tăng chóng mặt. Giá đất giao dịch trung bình trong khoảng 20-30 triệu đồng/m2. Có nơi lên 40 triệu đồng/m2, thậm chí vọt lên 50 triệu đồng/m2. Giá đất tăng khoảng 50 – 70% so với cuối năm 2020.

Chẳng hạn lô đất đấu giá ở Yên Dũng hồi đầu năm có giá khoảng 2,2 tỉ đồng. Diện tích hơn 70m2 thì nay giá rao bán giảm khoảng 400 triệu đồng. Và nhiều lô đất khác ở Lan Mẫu, Yên Sơn ở Lục Nam cũng rao bán giảm khoảng 200 triệu đồng mỗi lô. Tương tự nhiều lô đất ở Việt Yên thời đỉnh sốt đất. Nó có giá lên tới 3,5 tỉ đồng cho lô có diện tích hơn 100m2. Thì nay rao bán lại giảm khoảng 300 triệu đồng;…

Quay đầu với người đầu cơ

Hay tại nhiều nơi ở Thanh Hóa, những phiên đấu giá đất sốt sình sịch khắp nơi. Giá đất tăng đột biến cách đây khoảng 2 tháng nay. Tuy nhiên, nay không còn cảnh tượng ô tô đậu chật kín nơi đấu giá. Không còn cảnh sốt giá như trước.

Chẳng hạn ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa lô đất đấu giá mức khởi điểm 633 triệu đồng cho diện tích 160m2. Qua đấu giá ghi nhận mức giá tăng lên gần 1,6 tỷ đồng. (Tức có mức chênh lệch lên đến 975 tỷ đồng trước và sau đấu giá). Hay như lô số 01 (140m2) có giá khởi điểm là 420 triệu. Tuy nhiên sau đấu giá lô đất này đã lên tới gần 1,3 tỷ (tức chênh lệch hơn 800 triệu).

Quay đầu với người đầu cơ

Hay ở Sầm Sơn, thời điểm cuối năm 2020, 43 lô đất với giá loại 1 là 18 triệu/m2 đất loại 2 rơi vào khoảng 8-9 triệu/m2. Nhưng tới thời điểm hiện tại, giá đất đã tăng lên khoảng hơn 50%. Một số khu vực khác như Trung Sơn, Quảng Vinh, Quảng Châu, Quảng Tiến (Thuộc TP. Sầm Sơn). Giá đất tăng khoảng 100%, vào khoảng 35 triệu/m2…

Theo nhận định từ phía các nhà chuyên môn

Theo nhận định, “sốt đất” là do tâm lý đón đầu dự án để tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Thậm chí có hiện tượng “cò đất” tung chiêu thổi giá, ép giá kiếm lời. Nhiều đối tượng đã đưa ra các thông tin quy hoạch, thông tin triển khai dự án không chính xác. Để đánh vào tâm lý người mua nhằm đẩy giá đất lên cao.

Tình trạng giá đất tăng nóng cục bộ tại một số địa phương chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Sau đó rồi lắng xuống sau khi chính quyền kịp thời đưa ra các chỉ đạo; thông báo công khai, cảnh báo các nhà đầu tư và người dân về quy hoạch; kế hoạch thực hiện, tình hình triển khai các dự án trên địa bàn. Đến nay, hầu hết những “điểm nóng” sốt đất không còn hiện tượng sốt giá. Thậm chí có nơi bắt đầu quay đầu giảm.

Trang Tin TH365 xin cám ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Nguồn: cafef.vn