Làm thế nào để khắc phục hiện tượng nứt tường?

Làm thế nào để khắc phục hiện tượng nứt tường?

17/05/2021 0 Ngô Thư 299
5 phút, 29 giây để đọc.

Các công trình xây dựng tiêu biểu là nhà ở dân dụng, căn hộ chung cư hay tòa nhà.. Sau một thời gian xây dựng và đưa vào sử dụng thường sẽ có hiện tượng nứt tường. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nứt, trong đó sự co giãn của vật liệu,tác động của khí hậu, địa chất; chất lượng của vật liệu và kỹ thuật xây dựng. Tùy từng nguyên nhân để có thể đưa ra giải pháp khắc phục hợp lý nhất.

Với trường hợp vật liệu co ngót tạo ra những vết nứt nhỏ thì chỉ cần làm sạch và chống thấm bằng các vật liệu có sẵn trên thị trường. Nếu vết nứt đến từ lý do vật liệu hoặc kỹ thuật thì cần sửa chữa tận gốc sau đó mới chống thấm. Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn bài viết về nguyên nhân nứt tường và cách xử lý.

Tại sao xảy ra hiện tượng nứt tường?

Khi xây dựng xong công trình thường xảy ra hiện tượng các bức tường bị nứt sau thời gian sử dụng. Vậy phải làm sao để hạn chế nứt tường trong xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số cách hạn chế tình trạng đó.

nguyên nhân nứt tường

Hiện tượng nứt tường do ảnh hưởng của khí hậu

Đặc điểm khí hậu đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm. Và đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng nứt tường và nứt trần xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do trong quá trình thi công sử dụng vật liệu kém đàn hồi khiến tường bị chuyển vị, co giãn do nhiệt độ và gây ra tác động mạnh lên tường khiến những vết nứt xuất hiện.

Xử lý:

  • Sử dụng khe co giãn
  • Sử dụng các sản phẩm lớp phủ có khả năng đàn hồi cao lên tới 300%, ít bị lão hoá bởi tia tử ngoại mặt trời, tuổi thọ cao. Vì vậy có thể chống thấm, xử lý các vết nứt có chuyển vị lớn.

Phạm vi áp dụng:

  • Xử lý chống thấm do nứt trần.
  • Xử lý vết nứt tường, xử lý khe nứt trần thạch cao đảm bảo mỹ quan trước khi sơn hoàn thiện: Xử lý vết nứt bằng sơn đàn hồi, nhờ khả năng đàn hồi tới 300%, vết nứt sẽ được giải quyết triệt để, sau khi sử lý có thể sơn hoàn thiện.

Quá trình thi công sai kỹ thuật

Do quá trình thi công chưa đúng kỹ thuật. Vết những vết nứt nhẹ có thể là do quá trình tô trát vữa, bả matit hoặc kháng kiềm hoặc lăn sơn không đúng kỹ thuật. Cụ thể:

  • Tường bị khô nhưng thợ vẫn tiến hành trát.
  • Vữa trộn không đều có thể bị khô quá hoặc bị ướt quá.
  • Vữa trát quá mỏng hoặc quá dày.
  • Cát quá mịn.
  • Mua gạch không đảm bảo chất lượng.

Xử lý:

  • Kẻ theo đường nứt bề rộng từ 5 ly đến 1 phân, bắn keo silicon (loại sơn lên được ) rồi sơn lại.
  • Đục hết lớp hồ tô,vệ sinh sạch sẽ, đóng lưới thép ,tô lại rồi sơn bả như lúc đầu.
  • Đập nguyên bức tường ra xây lại.

Làm thế nào để tránh hiện tượng nứt tường?

Trước khi thi công công trình cẩn phải tiến hành khảo sát khu đất thật cẩn thận. Nhất là trong quá trình thi công phần móng phải đúng chuẩn kỹ thuật để không xảy ra tình trạng sụt lún. Khi nghiên cứu khu đất xong cần phải đưa ra giải pháp thích hợp. Kế tiếp là kỹ lưỡng trong khâu chọn vật liệu. Vật liệu cần phải chất lượng, không chọn sản phẩm kém chất lượng. Các cách ngăn chặn tình trạng nứt tường sau khi xây:

Thi công đúng kỹ thuật

Đảm bảo đúng kỹ thuật xây dựng. Đầu tiên, người thi công cần phải thi công đúng kỹ thuật xây tường, cụ thể: thẳng, mạch vữa phải thật no và được miết cẩn thận, gọn gàng. Đồng thời, phải dùng xi măng, cát và gạch sao cho thật chuẩn.

Trước khi xây, gạch cần phải được tưới nước. Vữa xây cần có thời gian để kết dính và đông cứng để có thể kết các viên gạch lại với nhau và xây từ 1 viên đến nhiều viên và sau khi kết dính trở thành 1 bức tường to lớn và vững chãi.

thi công đúng kỹ thuật

Nếu không tưới nước, gạch sẽ bị khô và hút nước từ hỗn hợp vữa xây. Đến lúc đó, sẽ xảy ra tình trạng vữa bị thiếu nước, dẫn đến quá trình đông cứng của vữa bị tác động và ảnh hưởng. Lúc này bề mặt tường sẽ xảy ra hiện tượng nứt. Trong thời gian 4 – 5 ngày sau khi xây, người thi công cần tưới ẩm phần tường. Công đoạn này giúp cho tường không bị khô nhanh, tạo điều kiện cho gạch và vữa có độ kết dính với nhau.

Dùng tấm lưới thép ghép cột bê tông cùng tường

Sử dụng lưới ghép tường và cột. Hiện tượng xảy ra phổ biến nhất đó chính là vết nứt dọc giữa cột bê tông và tường gạch. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do việc kết dính giữa cột bê tông đã khô cùng với tường gạch không tốt.

Cùng với đó là do trong quá trình thi công, thợ không quá chú tâm vào vị trí này. Bạn có thể sử dụng tấm lưới thép ghép cột bê tông cùng tường lại. Nhờ đó việc dịch chuyển hoặc co giãn vì nhiệt sẽ ít xảy hơn. Và các vết nứt tường cũng được hạn chế

Lựa chọn loại sơn có hệ số co giãn cao

Sử dụng sơn phủ có hệ số co giãn cao. Thêm một cách nữa gia chủ có thể áp dụng đó là sử dụng sơn phủ bề mặt hệ số co giãn lên đến 300%. Sơn này phù hợp cho cả ngoại và nội thất. Điểm mạnh của sơn đó là khi sơn khô, người thi công có thể kéo giãn sơn rộng gấp 3 lần diện tích lúc ban đầu mà không xảy ra hiện tượng nứt hay gãy.

Chưa dừng lại ở đó, sơn còn có thể chống chịu lại thời tiết vô cùng khắc nghiệt, nhất là trong mùa mưa kéo dài hay nắng gắt thì tình trạng bề mặt bị nứt cũng không xuất hiện.

Nguồn: diendandatdai.com