Bí quyết “hô biến” tường sơn cũ thành sơn mới

Bí quyết “hô biến” tường sơn cũ thành sơn mới

17/05/2021 0 Thiều Chinh 286
8 phút, 59 giây để đọc.

Nhà là nơi để về, nơi giải toả mệt mỏi và sum vầy bên gia đình. Vì vậy, việc thường xuyên quan tâm, chăm sóc ngôi nhà của mình là điều rất quan trọng. Qua một thời gian dài, ngôi nhà của bạn chắc chắn sẽ không giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu. Việc tân trang lại ngôi nhà chắc chắn là sự lựa chọn của rất nhiều người.

Việc mà đơn giản nhất mà chúng ta có thể làm đó là sơn lại nhà cũ. Việc sơn màu mới hoặc thay đổi màu sơn sẽ mang đến sự tươi mới và đẹp mắt hơn. Nhưng việc sơn mới như thế nào để mang lại hiệu quả và ít chi phí nhất thì không phải ai cũng có thể làm được. Sau đây, chúng tôi mách bạn một số bước sơn lại nhà ở mà bạn có thể áp dụng

Bước xử lý ban đầu

Tình hình chung cho những ngôi nhà cũ đó chính là lớp sơn tường cũ xuống cấp. Đó là những vết hoen ố, bụi bặm và bong tróc, nhìn nham nhở. Nên việc đầu tiên trong cách sơn lại nhà cũ, đó chính là phải xử lý bề mặt tường cũ. Chỉ có như vậy mới đảm bảo hiệu quả. Nếu bạn giữ nguyên lớp sơn cũ bong tróc, mà sơn ngay lớp sơn mới thì không hay đâu nhé. Khi đó hai lớp sơn sẽ dính vào nhau, bám vào ru lô và chúng rơi từng mảng ra.

bức tường sơn cũ bị bong tróc

Trước khi sơn tường nhà cũ, bạn cần xử lý các vết sơn trên tường. Vết sơn trên tường cần được xử lí kĩ lưỡng bởi không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sơn mới. Đây là bước quan trọng để thực hiện cách sơn tường cũ đẹp mắt và tinh tế hơn. Bước ban đầu luôn là bước quan trọng tạo nên nền của bức tường.

Xử lý vết tường sơn cũ

Trường hợp các vết sơn tường cũ có liên quan đến vữa, bạn phải cạo sạch và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn bám dính tốt, hãy xả bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ đó bằng cây sủi hoặc bàn chải sắt, sau đó làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt rồi trét bột, sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện chúng. Cạo sạch lớp sơn cũ, vữa bị bong tróc phồng rộp.Trong trường hợp tường vẫn còn lớp sơn cũ bám dính tốt, bạn chỉ cần làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn sau đó sơn sơn lót và 2 lớp sơn hoàn thiện.

Để có thể xác định xem lớp sơn cũ của tường nhà có độ bám dính tốt hay không, bạn có thể kiểm tra bằng cách sau: Dùng băng keo giấy rộng khoảng 1cm dán lên tường trong khoảng từ 20 – 30cm. Sau khi bóc ra, nếu lớp sơn cũ bị tróc ra nhiều thì độ bám dính không còn tốt, nếu lớp sơn cũ không tróc hoặc tróc ít, độ bám dính còn tốt, bạn có thể thi công ngay mà không cần xả bỏ lớp sơn cũ của tường nhà.

Xem xét và lựa chọn màu sơn 

Vì đây là lần sơn mới, lúc này tường đã cũ và yếu nên cần lựa chọn sản phẩm để thi công lại có chất lượng để tạo ra bức tường đẹp nhất. Đối với xử lý màu sơn cũ, nếu vết sơn tường cũ nhà bạn còn kém chất lượng hay khác biệt với màu sắc sơn mới, bạn không nên để sơn mới đè lên trực tiếp bề mặt sơn cũ. Hãy sơn một lớp sơn màu trắng trước. Còn nếu màu sơn cũ khá giống với màu sơn mới, bạn có thể trực tiếp sơn lên bình thường nhé.

nhà được sơn màu xanh

Sử dụng keo dán chuyên dụng

Sau khi loại bỏ các bụi bẩn, ẩm mốc trên tường, bạn có thể sử dụng keo dán để thi công các mặt tiếp xúc của tường. Tại bước này, bạn hãy sử dụng các loại keo dán chuyên dụng kết hợp với nhau. Các loại keo này có độ thẩm thấu mạnh, nó có thể thâm nhập vào sâu bên trong bề mặt tường và cải thiện khả năng bám dính của lớp sơn tường.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tiến hành rải lớp keo này đều tay để đảm bảo độ mịn của bề mặt tường nhé.

Thực hiện công việc chống thấm

Chống thấm là cách để bảo vệ tốt nhất mà hầu hết gia đình nên áp dụng. Trước khi sơn sửa lại tường cũ, bạn nên thực hiện chống thấm cho tường. Những bức tường ở phòng tắm và nhà bếp là nơi ẩm ướt và có tiếp xúc với nước. Những bức tường ở khu vực này rất dễ thấm nước, do đó, khi bạn chống thấm sẽ giúp lớp sơn bền màu và đẹp mắt hơn.

Chống thấm tường đòi hỏi phải sử dụng lớp phủ chống thấm đặc biệt, chúng cần cân đối với sơn, độ dày của lớp chống thấm có thể giữ trên 1,5mm.

Giải quyết tường có vết nứt

Bên cạnh đó, một số bức tường của một số nhà còn có thể sẽ cần xử lý thêm. Đó là các vết nứt xuất hiện trên bề mặt tường. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường bị nứt, và đối với từng vết nứt sẽ có cách xử lý khác nhau.

Tốt nhất bạn nên thuê đội ngũ thi công uy tín để giải quyết. Bởi đây là công đoạn khó cần những người có kinh nghiệm thực hiện. Khi vết nứt được xử lí, nhờ đó chúng sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng tường sau khi sơn.

vết nứt lớn trên tường cũ

Xử lý bề mặt mịn và phẳng: Sơn bả matit

Sau khi lớp nền của tường đã được xử lý bề mặt, bạn có thể sơn bả matit. Mục đích của việc thi công lớp sơn này chính là làm cho bức tường cũ của bạn trở nên mịn và mượt mà hơn, tránh không đồng đều màu sơn sau khi hoàn thiện. Trên thị trường hiện này, bột matit hay còn được gọi là bột bả. Đây là lớp sơn đầu tiên tiếp xúc với tường, giúp tường nhẵn mịn và có khả năng chống thấm cho tường.

Bạn có thể lựa chọn bột matit dựa vào tiêu chí về độ bám dính. Nếu bột trét có chất lượng thấp, chúng sẽ ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công công trình. Bạn có thể chọn bã một lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào lựa chọn của mình.

Cách sơn tường cũ sử dụng bột trét một cách hiệu quả, bạn có thể trộn bột/nước theo tỉ lệ 3:1 Sau đó dùng máy khuấy đều đến khi bột đạt trạng thái dẻo và đồng nhất. Bạn có thể trét 1 – 2 lớp mỗi lớp sơn cách nhau từ 2 – 4h và chơ 4 – 6 giờ sau đó tiến hành xả nhám. Sau khi xả nhám, bạn nên chờ 1 – 2 ngày cho bề mặt bột cứng.

Thi công đánh bóng tường sơn

Để tiếp bước đánh bóng cho tường, bạn cần chú ý đến bề mặt thi công. Nếu thi công không có kinh nghiệm, sẽ rất khó để bạn có thể đảm bảo độ mịn của bề mặt tường sau khi sơn lớp bả matit. Do đó, sau khi bột matit đã khô hoàn toàn, bạn nên sử dụng giấy nhám để chà nhám cho bề mặt bằng phẳng hơn. Kiểm tra bề mặt của tường và đồ lồi lõm của tường. Bạn sử dụng giấy nhám, chà toàn bộ bề mặt tường để chắc chắn rằng bề mặt tường được mịn. Khi thực hiện đánh bóng, bạn nên giữ một lực vừa phải, đánh cho đến khi tường phẳng hoàn toàn. Bên cạnh đó, Hãy chú ý đến những chỗ góc tường để đảm bảo mặt tường phẳng đều nhé.

Tiến hành sơn lót

Sơn lót có vai trò quan trọng trong bước sơn tường cũ hay mới. Sơn lót rất cần thiết và không hề lãng phí. Nó góp phần bảo vệ bề mặt tường, tăng thêm tính thẩm mỹ cho tường. Lớp sơn lót sẽ có tác dụng ngăn ngừa ẩm, ngăn kiềm và chống thấm nước hiệu quả. Tùy theo điều kiện kinh tế, nhu cầu và tình hình thực tế của bức tường cũ mà bạn có thể sơn 1 đến 2 lớp sơn lót này.

hai người đang sơn lót trong nhà

Khi tiến hành sơn lại tường, đây là công đoạn vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường không gây ra hậu quả ngay lập tức, nhưng về lâu dài, chúng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tuổi thọ của bề mặt tường. Khiến cho lớp sơn phủ màu không đồng đều, tốn sơn phủ và làm chi phí sơn sửa tường cũ của bạn tăng cao.

Tiến hành sơn phủ bề mặt

Sau khi hoàn thiện thi công lớp sơn lót, sẽ tới bước sơn phủ trong cách sơn tường cũ. Bạn nên sơn 2 lớp sơn phủ ở bức này, bởi nếu sơn 1 lớp, sơn sẽ không đồng đều và không che lấp được lớp sơn lót, gây mất đi mỹ quan và vẻ đẹp của bức tường.

Đây là bước sơn hoàn thiện, do đó bạn hãy chú ý đến khoảng cách giữa 2 lớp sơn nhé. Hãy đợi cho đến khi lớp sơn phủ đầu tiên khô hoàn toàn rồi mới tiến hành sơn lớp sơn phủ thứ 2. Thời gian sơn khô thường giao động từ 2 – 3h. Bên cạnh đó, nhiệt độ cần được chú ý trong quá trình thi công không được thấp hơn 5 độ C. Nếu dưới 5 độ C, sơn sẽ rất khó khô và không thể tạo thành màng sơn đẹp mắt.Khi hoàn thiện xong tất cả, bạn có thể dùng ánh đèn điện để kiểm tra chất lượng sơn. Bạn soi rọi vào bức tường, nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết, bề mặt sáng là đạt.

Trên đây các bước sơn trong cách sơn tường cũ mà bạn có thể thực hiện để sơn tường cũ. Nếu thực hiện theo quá trình mà chúng tôi vừa mang đến, bạn sẽ có thể sở hữu một ngôi nhà như mới mà không cần tốn kém nhiều chi phí thực hiện. Việc tiến hành diễn ra sẽ diễn ra suôn sẻ khi bạn biết sắp xếp một cách hợp lí. Chúc bạn thi công sơn tường nhà cũ thành công!

Nguồn: noithatvienthong.com