Thị trường sắt thép có nghi vấn bị thao túng

Thị trường sắt thép có nghi vấn bị thao túng

18/05/2021 0 Nguyễn Trang 321
4 phút, 12 giây để đọc.

Hiện nay giá sắt thép đang tăng rất cao. Đặc biệt đối với sản phẩm nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Việt Nam trải qua rất nhiều lần để thay đổi giá sắt sao cho phù hợp. Dựa theo số liệu tháng 4/2021 thì có tới 5 triệu tấn được nhập khẩu.

Nếu so với cùng kỳ của năm trước thì tăng tới hơn 500 ngàn tấn. Chia theo tỷ lệ, lượng sắt thép tăng là 12% mỗi loại. Tuy nhiên về giá thành thì kim ngạch lại tăng tới gần 40%. Điều này cho thấy rằng giá sắt thép vẫn còn đang tăng. Rất có thể đây là tình trạng gian lận thao túng thị trường sắt thép của các doanh nghiệp.

Giá tắt tăng cao khủng khiếp

Giá nhập thép tăng lên gần 17 triệu đồng/tấn. Trong khi đó cùng kỳ năm trước chỉ 14 triệu đồng/tấn. Bình quân tăng 3 triệu đồng/tấn. Trung Quốc là nước cung cấp hơn 50% lượng sắt thép cho Việt Nam.

Tính hết tháng 4, lượng sắt thép nhập từ Trung Quốc đạt hơn 2,63 triệu tấn. Bằng 52% tổng lượng sắt nhập về Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2020, lượng sắt thép nước này nhập về Việt Nam tăng hơn 1,13 triệu tấn. Giá sắt thép Trung Quốc bình quân về Việt Nam 16 triệu đồng/tấn. Tăng hơn 2 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Giá tắt tăng cao khủng khiếp

Nếu cùng kỳ năm 2020, lượng sắt thép Trung Quốc về Việt Nam chỉ chiếm 1/3 tổng lượng sắt thép nhập khẩu. Thì đến hết tháng 4 năm nay, sắt thép nước này chiếm 1/2 tổng lượng sắt thép nhập về Việt Nam. Ngoài sắt thép các loại, Trung Quốc còn là nước cung cấp lượng sắt thành phẩm lớn nhất vào Việt Nam. Hết tháng 4, lượng sắt thép thành phẩm Trung Quốc vào Việt Nam chiếm gần 60%.

Tình trạng giao động giá

Hiện, giá sắt thép trong nước đang dao động từ hơn 17.000 đến 18.000 đồng/kg. Và trong ngày hôm nay, nhiều doanh nghiệp sắt thép lớn đã tăng giá mỗi kg sắt từ 500 đồng đến 600 đồng/kg. Thậm chí, loại thép cây to đã tăng thêm 800 đồng/kg, tùy theo doanh nghiệp.

Tình trạng giao động giá

Giá thép xây dựng tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng lâm cảnh khó khăn. Do chi phí bị đội lên. Nhiều nhà thầu được dự báo mất lãi do phụ thuộc vào nguyên liệu và giá đàm phán với chủ đầu tư. Thậm chí có doanh nghiệp than đứng trước rủi ro phá sản. Do không thể gánh được mức tăng liên tục của giá sắt trên thị trường hiện nay.

Trước nguy cơ lớn từ giá sắt thép tăng trên thị trường. Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ. Vì cho rằng có chuyện thao túng giá thép của một số doanh nghiệp. Theo tổ chức này, nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản. Do tình hình giá thép tăng đột biến trong quý I, đặc biệt ở tháng 4.

 

Nghi vấn gian lận tăng giá

Theo phản ánh, tất cả thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá từ 30-40% so với quý cuối năm trước. Mức tăng giá này được nhận định là rất cao, gây khó khăn cho nhiều ngành, trong đó có lĩnh vực xây dựng. Một số ý kiến đặt vấn đề về “sự bắt tay” của các công ty thép nhằm đẩy giá mặt hàng này tăng sốc. Liên quan đến phản ánh này, đại diện phía Bộ Công Thương vừa chính thức lên tiếng.

Theo Bộ Công Thương, năm 2021, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng trên 6%, dự kiến nhu cầu sản phẩm phôi thép sẽ tăng khoảng 6% so với năm 2020 và nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 2-3%.

Ở thị trường trong nước, trong năm 2021, nhóm chuyên gia cho rằng ngành bất động sản và xây dựng hạ tầng sẽ hồi phục khi Chính phủ triển khai các dự án đầu tư công lớn như Sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc – Nam và các đường dây truyền tải điện 500KV sau khi Quy hoạch điện VIII được thông qua.

Về nguồn cung thép xây dựng, Bộ Công Thương cho biết trong năm 2020, một số dự án thép đã đi vào hoạt động như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát, Dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn…; do đó năng lực sản xuất của thép xây dựng (khoảng 14 triệu tấn) sẽ đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Nguồn: Vietnamnet.vn