Thị trường kinh doanh online có nhiều lừa đảo

Thị trường kinh doanh online có nhiều lừa đảo

17/05/2021 0 Nguyễn Trang 206
5 phút, 16 giây để đọc.

Việc kinh doanh online hiện nay là rất phổ biến. Thị trường kinh doanh online lại càng hot hơn khi dịch bệnh phức tạp. Các trang web thương mại điện tử được ưa chuộng. Thế nhưng song song với lợi ích. Có rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra.

Những gian hàng trên sàn TMĐT lừa đảo, các quảng cáo không đúng trên tivi. Những điều này khiến cho khách hàng bị mất tiền mà không có sản phẩm mong muốn. Vừa mới đây có vụ việc mua giày trên Lazada nhưng lại nhận được đôi tất. Ngoài ra còn có mạo danh TVShoping để quảng cáo trên tivi.

Đặt mua giày nhưng nhận được vớ?

Một người chuyên mua hàng online phản ánh. Đặt mua giày thể thao trên sàn Lazada nhưng nhận được thông báo đã hết hàng. Cuối cùng vị khách này nhận được gói hàng là một… đôi vớ. Khách hàng tên N.D tại quận Gò Vấp, TP HCM.

Thấy gian hàng Sport Hà Thành trên Lazada đăng bán đôi giày thể thao nam với giá rất phải chăng. Nên đã đặt mua và thanh toán trước. Vài ngày sau, anh D. nhận được cuộc gọi từ người bán thông báo shop đã hết món hàng anh đặt. Rồi đề nghị anh hủy đơn hàng.

Đặt mua giày nhưng nhận được vớ?

“Tôi nói hết hàng thì sàn phải tự hủy chứ sao khách phải hủy. Do vậy, tôi không hủy và sau đó thấy trên hệ thống báo đơn hàng đã hủy. Nhưng không thấy hoàn tiền. Tôi tiếp tục thắc mắc thì nhận được một gói hàng. Khi mở ra không phải là đôi giày mà lại là đôi vớ” – anh D. kể. Sau đó, khách hàng này chụp ảnh món hàng và đưa lên phần nhận xét của người mua trên hệ thống thì lại nhận được cuộc gọi của bên bán yêu cầu trả hàng và họ sẽ hoàn tiền.

Lazada nói gì?

Phản ánh trường hợp trên đến sàn thương mại điện tử Lazada. Chúng tôi không nhận được phản hồi hoặc ý kiến bình luận chính thức về vụ việc. Mà chỉ cho biết sàn đã liên hệ, xử lý người bán. Đồng thời yêu cầu hoàn tiền cho khách hàng.

Lazada nói gì?

Theo tìm hiểu của phóng viên. Do shop và khách hàng chủ yếu liên lạc qua điện thoại. Nên sàn Lazada không ghi nhận được thông tin yêu cầu hủy đơn, trả hàng… trên hệ thống. Do vậy, không có đủ cơ sở cho việc phân xử đúng sai và xử lý gian hàng.

Trong trường hợp này, có thể bên bán đã “chơi chiêu”. Cố tình gửi món hàng sai đến cho khách để phía khách đặt lệnh phản hồi hàng hóa không đúng tiêu chuẩn và yêu cầu hoàn tiền. Việc này nhằm giúp gian hàng ít bị đánh giá lịch sử xấu hơn so với việc tự hủy đơn hàng của khách từ đầu.

Lừa đảo bằng thông tin cá nhân

Như vậy, trong trường hợp này, để giữ được đánh giá tốt trên sàn. Bên bán đã đẩy phiền phức về phía người mua hàng online. Thực tế, tình trạng bát nháo, lừa đảo khi giao dịch mua – bán trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử đã diễn ra từ lâu. Nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu kinh doanh online.

Lừa đảo bằng thông tin cá nhân

Mới đây, chị H.L.A (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) nhận được cuộc gọi của nhân viên giao hàng (shipper) quen. Cho biết chị có 2 gói hàng. Do tin tưởng vào shipper quen thuộc và nghĩ có thể món hàng do con gái đặt nên chị nhờ hàng xóm nhận giúp.

Sau đó chuyển khoản tiền thu hộ cho shipper. “Về nhà hỏi thì con gái tôi nói không hề đặt món hàng nào trên mạng. Khi đó tôi mới mở gói hàng ra thì thầy 2 hũ bột nghệ nhỏ, đóng gói rất lem nhem. Tôi gọi điện nhiều lần theo số điện thoại của nơi giao hàng tại quận 1, TP HCM. Nhưng không thấy ai nghe máy” – chị H.L.A phản ánh.

Giới kinh doanh hàng online từng nhiều lần khuyến cáo khách hàng không nên để lộ thông tin địa chỉ, số điện thoại ở phần bình luận bài đăng bán hàng hoặc trên các trang mạng xã hội mà nên nhắn riêng cho người bán. Hiện nay, có không ít đối tượng chuyên “săn” thông tin của người mua hàng để tự động gửi các món hàng đến với mục đích lừa đảo.

Lừa đảo qua quảng cáo truyền hình

Từ phản ánh của các nạn nhân, Đài truyền hình TPHCM đã rà soát các đối tác liên kết sản xuất chương trình bán hàng trên truyền hình và khẳng định chưa từng hợp tác với Công ty Quảng cáo Truyền thông online TVShopping mà các nạn nhân phản ánh. Đài này cũng không tổ chức bán hàng trực tuyến để quay số, bốc thăm trúng thưởng; không có các nhân viên như các nạn nhân phản ánh.

Một cán bộ thuộc Công an TPHCM thông tin thêm, đơn vị này đã nhận được đơn phản ánh của các nạn nhân và đang trong quá trình điều tra. Các đối tượng này đã đánh vào lòng tham của nhiều người với chiêu thức vừa nhận được giải thưởng, vừa được thu hồi số sản phẩm đã mua và hoàn trả gấp đôi số tiền đã bỏ ra để mua sản phẩm.

Qua xác minh, chúng tôi thấy, các đối tượng lừa đảo dùng tên công ty không rõ ràng, lúc tên này, lúc tên khác, có phần na ná tên các công ty uy tín khác. Chẳng hạn, trên kiện hàng gửi cho nạn nhân, mục đơn vị gửi ghi là Công ty Quảng cáo Truyền thông TV Online, địa chỉ tại Công viên Phần mềm Quang Trung, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TPHCM nhưng phía bên trên đơn hàng lại in hàng chữ bằng mực đỏ là Công ty TNHH TVShopping, còn trong phiếu voucher gửi đến các nạn nhân thì lúc ghi Trung tâm Mua sắm Shopping VN, lúc ghi Trung tâm Mua sắm Truyền hình Shopping VN.

Nguồn: Baodautu.vn