Gạo ST25 có thể bị mất thương hiệu trên quốc tế
18/05/2021Gạo ST25 vốn cực kỳ nổi tiếng tại Việt Nam. Không những vậy mà từ lâu tại Úc nó cũng đã có tiếng. Thế nhưng mới đây, một số doanh nghiệp khác cũng đăng ký bảo hộ cho loại gạo này. Thậm chí tại bao bì của họ còn ghi là “ngon nhất thế giới”.
Để không bị đánh cắp thương hiệu, chúng ta cần đàm phán với những doanh nghiệp cùng đăng ký khác. Đây là một trách nhiệm, nhiệm vụ quan trọng. Nó ảnh hưởng tới nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường gạo. Lẽ ra điều này nên được thực hiện từ lâu, và những đơn vị thực hiện cũng phải lường trước được.
Mục lục
Gạo ST25 là gì?
Gạo ST25 hay còn được gọi là gạo thơm Sóc Trăng. Đây là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua. Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh. Với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng “thượng hạng”.
Từ việc tuyển chọn hạt giống đến việc gieo trồng đều tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt của quy trình sản xuất gạo Organic. Từ đó cho ra hạt gạo cao sản sạch và an toàn sức khỏe.
Chất lượng của gạo ST25 đã được công nhận trên trường quốc tế. Khi mà nó xuất sắc đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới 2019”. Thậm chí giành giải nhì tại cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới 2020” được tổ chức tại Mỹ. Điều này đã khẳng định phẩm cấp thượng hạng của hạt gạo Việt Nam. Được sinh ra tại vùng đất Sóc Trăng và được bà con ở đây trồng trên đất mặn.
Hoặc luân canh với cánh đồng lúa – tôm. ST25 là giống lúa tiếp nối của giống ST24. Đây là sự hội tụ “tinh hoa” của các giống lúa thơm khác. Không những là giống lúa cao sản mà còn là giống lúa có khả năng “chống chịu” cực cao với vùng đất phèn mặn.
Cạnh tranh bảo hộ thương hiệu
Liên quan đến việc 5 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ST25 tại thị trường Mỹ. Theo Hệ thống đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ (USPTO). Có một hồ sơ sắp được chấp thuận bảo hộ thương hiệu ST25.
Theo đó, nhãn hiệu ST25 của Công ty I&T Enterprise, Inc đã được thông qua bước đầu. Không dừng lại ở đó, ngày 1.5, Văn phòng sở hữu trí tuệ Australia cho biết. Một công ty ở nước này đã nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24 và ST25.
Đó là Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD, nộp đơn ngày 22.4. Như vậy, hiện có 6 nhãn hiệu liên quan đến gạo ST25. Trao đổi với Lao Động, một thương nhân (xin được không nêu tên) cho rằng. Hiện tại, thương hiệu gạo ST25 sở hữu giống là của ông Hồ Quang Cua.
Do vậy trách nhiệm bảo hộ thương mại trên thế giới là trách nhiệm của doanh nghiệp. Vì không sản phẩm thuộc tài sản quốc gia.
Trách nhiệm là của ai?
“Trong vấn đề gạo ST25 bị mất thương hiệu tại Mỹ, trách nhiệm này không thuộc Bộ Công Thương. Nếu như sản phẩm này là Vietnam Airline thuộc thương hiệu quốc gia thì Bộ Công Thương có trách nhiệm bảo hộ, còn trong vụ việc cụ thể này là việc cá nhân của từng doanh nghiệp”, một doanh nhân kinh doanh trong ngành nông sản, nhấn mạnh.
Doanh nhân này cũng cho biết, hiện nay, có 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu gạo ST25 tại Mỹ, Australia, việc này cũng rất bình thường trong lĩnh vực thương mại.
Ở Mỹ, trước khi một doanh nghiệp nào đó nhập hàng của Việt Nam, hay của các nước trên thế giới về, trước khi làm marketing đều phải đăng ký bảo hộ đã, để sau khi làm marketing thành công còn bán được.
Nếu không, khi làm marketing thành công rồi, một doanh nghiệp khác “nhảy vào” nhập hàng để bán thì rất thiệt hại. “Không chỉ ở Mỹ, hầu hết các nước trên thế giới đều làm như vậy” – doanh nhân này khẳng định.
Nhiệm vụ bảo vệ thương hiệu
Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thông Thuận cho Lao Động biết, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc bảo hộ thương hiệu là vấn đề sống còn cho sự phát triển của một doanh nghiệp.
“Đây là điều phải nghĩ đến đầu tiên khi tham gia thị trường thế giới, dù chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ tại các nước rất cao, nhưng kinh doanh là phải lường trước tất cả mọi khó khăn, rủi ro có thể xảy ra và phải thực hiện tất cả các biện pháp để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ thương hiệu của mình”, ông Trương Hữu Thông nhấn mạnh.
Những thiếu sót cần xem xét
Ông Đào Đức Huấn – Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn cho hay, ở Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vẫn còn hai điểm yếu.
Thứ nhất, đó là thời gian và nguồn lực, để xây dựng được một thương hiệu quốc gia đòi hỏi 5-10 năm, cùng với đó là nguồn lực đầu tư cũng yêu cầu rất lớn; đầu tư cho xây dựng thương hiệu cũng cần nguồn lực như đầu tư cho khoa học công nghệ.
Thứ hai, đó là năng lực và sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội ngành hàng. Sự thay đổi về tư duy chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chiến lược sản xuất – chế biến và thương mại sản phẩm cuối cùng là điều mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay còn thiếu và yếu.
“Đối với ngành nông nghiệp, cần phải xác định, xây dựng thương hiệu nông sản là xây dựng “sản phẩm của Việt Nam”, là nền tảng để phát triển thương mại và mở rộng thị trường quốc tế”, ông Huấn nói.
Nguồn: Vietnamnet.vn