Thương nhân Trung Quốc nhập cảnh thu mua vải thiều Bắc Giang
17/05/2021Thương nhân Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam để thu mua cây vải thiều tại Bắc Giang. Thời tiết mùa vụ năm nay tương đối thuận lợi đối với cây vải thiều. Do đó ngoài vấn đề về sản lượng, quả vải thiều cũng cho chất lượng tốt nhất nếu đem ra so sánh với những vụ trước. Trong bản kế hoạch sản xuất trái vải thiều đảm bảo cho an toàn dịch bệnh của năm 2021. Do đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chấp bút ký ban hành, tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu địa phương lập ra các chốt để kiểm soát dịch Covid-19 ở các vùng trồng vải thiều.
Mục lục
Sản lượng vải thiều dự kiến đạt khoảng 180.000 tấn
Theo đó, người ra vào các khu vực trồng vải thiều phải được kiểm tra y tế. Các phương tiện phải được phun khử khuẩn. UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu toàn bộ lái xe, công nhân, nhân công tham gia vận chuyển, đóng gói, tiêu thụ vải thiều phải được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, cho biết dự kiến từ ngày 17.5. Bắc Giang bắt đầu thu hoạch vải thiều chín sớm và từ 20.6 trở đi sẽ có vải thiều chính vụ. Sản lượng vải thiều năm nay của Bắc Giang dự kiến sẽ đạt khoảng 180.000 tấn.
Hôm qua (14/5), Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các Bộ Ngoại giao, Công an, Y tế, Quốc phòng, Giao thông vận tải và các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai. Về việc tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc vào thu mua vải thiều. Theo công văn này, Chính phủ nhất trí, tạo điều kiện cho các thương nhân Trung Quốc vào thu mua vải thiều. Với điều kiện đáp ứng đầy đủ các quy định của Việt Nam về phòng chống dịch COVID-19.
Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ: Ngoại giao (chủ trì), Y tế, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao. Sớm xử lý kiến nghị của UBND tỉnh Bắc Giang. Cấp visa nhập cảnh, cấp phép chuyến bay (nếu có)… tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam khảo sát. Để đàm phán, thu mua vải thiều tại địa phương.
Thương nhân Trung Quốc nhập cảnh thu mua vải thiều
Văn bản yêu cầu mọi công tác phải “bảo đảm chặt chẽ, kịp thời và an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19”.
Cũng trong ngày 14/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đã có công văn gửi UBND tỉnh Bắc Giang. Đồng ý cho 190 người nước ngoài (thương nhân Trung Quốc) được phép nhập cảnh Việt Nam. Và được nhận thị thực tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Để được nhập cảnh, các thương nhân này đều phải cách ly theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trước đó ngày 5/5, UBND tỉnh Bắc Giang có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép các thương nhân Trung Quốc được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Qua cửa khẩu Hữu Nghị tỉnh Lạng Sơn, cửa khẩu Lào Cai để đến tỉnh Bắc Giang khảo sát. Đàm phán và thu mua vải thiều bằng visa du lịch.
Đến nay, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã chuẩn bị sẵn phương án cách ly, phòng dịch COVID-19. Theo đó, các thương nhân Trung Quốc phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 của nước bạn trong vòng 3 ngày.
Sau đó, những người này sẽ phải cách ly y tế tập trung 21 ngày. Lấy mẫu xét nghiệm 3 lần; đồng thời tiếp tục theo dõi 7 ngày sau thời gian cách ly trên để phòng dịch. UBND huyện Lục Ngạn cũng lên sẵn kế hoạch giúp thương nhân và người dân tiêu độc, khử trùng. Bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 khi thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ vải thiều.
Phương án tiêu thụ
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn. Năm nay vải thiều được mùa, có sản lượng tốt nhất từ trước đến nay. Với 28.100ha, sản lượng ước 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm ngoái. Hiện tỉnh Bắc Giang cũng xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều với từng tình huống dịch COVID-19.
Thứ nhất, dịch bệnh được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi. Sản lượng vải thiều sẽ được tiêu thụ trong nước khoảng 50% (90.000 tấn), 50% xuất khẩu. Thứ 2, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Khi đó 70% (130.000 tấn) tiêu thụ trong nước, 30% (50.000 tấn). Thứ 3, dịch bệnh ảnh hưởng toàn diện, xuất khẩu đóng băng. Vải thiều sẽ chủ yếu được tiêu thụ nội địa.
Nguồn: Vtv.vn