Thị trường thịt heo vẫn đang giảm giá ác liệt
17/05/2021Thịt heo nhập khẩu từ Nga về Việt Nam rất nhiều. Thậm chí là thị trường thịt heo riêng phần nhập khẩu thì có tới gần 50% thị phần là từ Nga. Quy ra số lượng nó là hơn 16 ngàn tấn. Tăng lên hơn gấp 10 lần. Trong quý 1 thì số lượng nhập khẩu chỉ có khoảng gần 170 tấn mà thôi.
Ngoài Nga ra thì một số quốc gia khác như là Mỹ, Ba Lan, Ấn Độ, Brazil cũng là quốc gia đưa thịt heo sang Việt Nam. Điều này đã khiến cho thịt lợn bị giảm giá rất mạnh. Thêm nữa thì việc dịch bệnh cũng khiến cho giá thành thịt tiếp tục giảm.
Nhập khẩu quá nhiều thịt heo Nga
Riêng về mặt hàng thịt heo, mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu từ cuối năm 2019. Qua đó bổ sung cho nguồn cung bị thiếu hụt do dịch bệnh tả heo châu Phi. Lượng nhập khẩu trong quý I/2021 đạt 34.650 tấn. Trị giá 80,07 triệu USD. Tăng 101,4% về lượng. Tăng 102,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga, Canada, Brazil, Ba Lan và Đan Mạch là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt heo cho Việt Nam.
Trong đó, Nga là nguồn cung cấp lớn nhất (gần 48% thị phần). Với khối lượng 16.550 tấn, trị giá 44,85 triệu USD. Tăng tới 1.116,5% về lượng và tăng 1.002,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Theo nhiều doanh nghiệp, thịt heo Nga nhập nhiều nhờ nước này có thêm nhà máy được vào danh sách được phép xuất khẩu sang Việt Nam. Hơn nữa, quy cách giết mổ, pha lóc thịt heo Nga tương tự Việt Nam. Cũng như giá nhập khẩu cạnh tranh nhờ thuế suất nhập khẩu là 0%.
Tình trạng thịt heo Nga tại Việt Nam
Được biết, tại thị trường Việt. Thịt heo Nga có giá bán khá rẻ, dao động từ 80.000-160.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể: sườn non khoảng 125.000 đồng/kg; ba chỉ khoảng 160.000 đồng/kg; thịt nạc vai khoảng 85.000 đồng/kg… Mức giá này rẻ rất nhiều so với giá thịt heo trong nước.
Thực tế, thịt heo Nga không có nhiều khác biệt với thịt heo Việt Nam. Nhưng lại có ưu điểm về giá thành. Heo được nuôi quy mô lớn, kiểm soát nguồn thức ăn. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phần lớn người tiêu dùng hiện nay do lo ngại các vấn đề về bảo quản đông lạnh. Quy trình vận chuyển; vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa lại chưa tìm được nguồn cung cấp uy tín. Vì vậy họ còn thờ ơ với các loại thịt đông lạnh nhập khẩu nói chung và thịt heo Nga nói riêng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá thịt heo trong nước đang có nhiều biến động. Thịt heo nhập khẩu cũng được coi là giải pháp thay thế hiệu quả nhằm đáp ứng nguồn cầu của thị trường và làm đa dạng các lựa chọn của người tiêu dùng. Khi được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng tùy theo nhu cầu của bản thân và gia đình.
Giá thịt lợn giảm mạnh mẽ
Giá thịt lợn hơi giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt trong nhiều tháng qua, khiến không ít nông dân thua lỗ, phải bỏ chuồng. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, ngành chăn nuôi đang rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn khi giá thành sản xuất liên tục tăng cao. Nói về nguyên nhân giá thịt lợn giảm, ông Trọng cho rằng do nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn còn lớn, trong khi việc tái đàn ở trong nước vẫn đạt hơn 70%.
Trong quý 1/2021, Việt Nam nhập khẩu gần 169.300 tấn thịt và sản phẩm từ thịt; tăng 0,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Riêng thịt lợn nhập khẩu là 34.650 tấn; tăng hơn 101% về lượng so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, theo ông Trọng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp việc vận chuyển, tiêu thụ trở nên khó khăn, nhiều nông dân lo ngại lúc đấy sẽ không bán được nên giá nào cũng cho xuất chuồng. Đặc biệt, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong nhiều tháng qua, khiến người dân không chịu nổi đành bán tống, bán tháo, thậm chí bị các thương lái ép giá.
Nguồn: Vietnamnet.vn