Dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nhu cầu nhà ở đa thế hệ tăng ở Mỹ
15/05/2021Mỹ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, tuy nhiên không vì thế mà nhu cầu mua nhà ở đa thế hệ của Mỹ giảm. Ngược lại, nhu cầu này còn có xu hướng tăng, thay vì những ngôi nhà dành cho gia đình hạt nhân, người Mỹ lại tìm chọn mua những ngôi nhà dành cho đại gia đình sinh sống.
Có lẽ đại dịch Covid-10 bùng phát đã làm cho nhiều người Mỹ thay đổi suy nghĩ về nhà ở đa thế hệ. Nguyên nhân của điều này theo tinth365 là có thể tiết kiệm được chi phí sinh hoạt hằng ngày, ngoài ra vì sự nguy hiểm của dịch bệnh mà nhiều người muốn ở cạnh gia đình của mình nhiều hơn.
Mục lục
Nhu cầu tìm mua nhà đa thế hệ có xu hướng gia tăng tại Mỹ
Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu tìm mua nhà ở cho gia đình đa thế hệ có xu hướng gia tăng tại Mỹ. Trong năm 2020, có 12% người tìm nhà đã chọn mua những ngôi nhà cho đại gia đình sinh sống cao nhất từ trước tới nay.
Cụ thể, theo một báo cáo mới đây của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ (NAR). Trong năm ngoái, có 18% người mua nhà trong độ tuổi từ 41-55 quyết định mua nhà ở cho nhiều thế hệ trong gia đình họ. Với nhóm người mua trên 75 tuổi, nhà đa thế hệ cũng chiếm khoảng 17% tổng lượng giao dịch.
Nhà đa thế hệ vốn không phải lựa chọn phổ biến ở thị trường bất động sản Mỹ. Vì lối sống của người dân đề cao sự độc lập, tự do cá nhân. Các gia đình hạt nhân (gồm cha mẹ và con cái) thường sống ở nhà riêng. Tt trường hợp sống chung kiểu “tam đại đồng đường”.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng nổ đã thay đổi cách nghĩ và ưu tiên của nhiều người. Nhu cầu mua nhà lớn cho gia đình đa thế hệ cùng chung sống đã gia tăng đáng kể trong năm qua.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu tìm nhà đa thế hệ ở Mỹ
Bà Jessica Lautz, đại diện NAR, cho biết: “Có nhiều lý do khiến các gia đình đa thế hệ lựa chọn sống cùng nhau. Nổi bật trong số đó là mục đích tiết kiệm tiền và cảm giác an toàn.”
Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch khiến nhiều người mất việc làm hoặc giảm thu nhập. Tình hình khó khăn khiến nhiều cặp đôi trẻ phải thay đổi kế hoạch mua nhà ở riêng. Các gia đình tìm mua những ngôi nhà rộng hơn. Sống cùng nhau nhằm tiết kiệm tiền và san sẻ chi phí sinh hoạt.
Đại dịch cũng khiến nhiều người bất an, lo lắng. Họ muốn được ở gần người thân của mình hơn trước. Nhiều người cao tuổi cho biết họ cảm thấy an toàn hơn khi sống chung với con cháu. Dù phải cách ly thì ở cùng với gia đình vẫn tốt hơn so với việc không thể gặp mặt nhau.
Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 22-40 mua nhà nhiều nhất ở Mỹ
Báo cáo của NAR cũng hé lộ nhiều thông tin. Đặc biệt về nhân khẩu học của người mua nhà Mỹ năm 2020. Cụ thể, nhóm người trong độ tuổi từ 22-40 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người mua nhà vào năm ngoái, đạt 37%. Tiếp theo là nhóm tuổi từ 56-74. Nhóm này chiếm 32%. Nhóm tuổi từ 41-55, chiếm 24%. Nhóm tuổi từ 18-24 chỉ chiếm 2% trong tổng số.
Về tài chính, nhóm tuổi từ 41-55 chi nhiều tiền mua nhà nhất, trung bình khoảng 305.000 USD mỗi căn. Khoảng 17% trong số này sẵn sàng chi hơn 500.000 USD cho một ngôi nhà mới. Nhóm tuổi từ 31-40 chi trung bình 300.00 USD để mua nhà, trong đó 18% chọn nhà có giá từ 500.000 USD trở lên.
Không bất ngờ, nhóm người mua trẻ tuổi, từ 22-30 chi ít nhất, trung bình khoảng 229.000 USD. Chỉ 6% trong số họ đủ khả năng tài chính để mua nhà giá từ 500.000 USD. Kết quả trên được công bố dựa trên khảo sát được thực hiện với 8.212 người đã mua nhà ở Mỹ trong năm 2020.
Doanh số bán nhà mới của Mỹ tăng cao nhất trong 15 năm
Trong báo cáo công bố ngày 23/4, Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán nhà mới trong tháng 3 tăng 20,7% so với tháng trước đó lên hơn 1,02 triệu ngôi nhà.
Đây là mức cao nhất kể từ tháng 8/2006 trước khi thị trường cho vay thế chấp bùng nổ. Dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nếu so với cùng kỳ năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm chao đảo nền kinh tế Mỹ. Doanh số nhà mới cao hơn gần 67%. Nhu cầu nhà ở mới tại Mỹ phục hồi ngoài dự báo của các nhà phân tích.
Tuy nhiên, doanh số bán nhà đã qua sử dụng lại giảm 3,7% trong tháng trước. Do khan hiếm nguồn cung và giá cả tăng cao. Quỹ nhà hạn chế là một yếu tố bất lợi. Song hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng nhu cầu nhà ở sẽ tiếp tục tăng trên thị trường bất động sản. Đây vốn được cho là một điểm sáng của nền kinh tế trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Nguồn: batdongsan.com.vn