Có nên chọn xây dựng kiến trúc nhà khung thép không?

Có nên chọn xây dựng kiến trúc nhà khung thép không?

17/05/2021 0 Nguyễn Thanh 291
5 phút, 4 giây để đọc.

Kiến trúc nhà khung thép không còn quá xa lạ trong những năm gần đây, nhiều người thường quan niệm rằng nhà này chỉ xây dùng để nhà nhà kho, văn phòng,… Tuy nhiên, nhà khung thép còn ứng dụng để làm nhà ở và được nhiều người ưa chuộng vì có khá nhiều ưu điểm tốt.

Được biết, nhà khung thép xuất hiện từ năm 1960 trên trên thế giới và khá phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết để lựa chọn cho mình kiến trúc nhà phù hợp và hiểu hơn về nhà khung thép nhé.

Thế nào là nhà khung thép?

Nhà khung thép (nhà thép tiền chế/ nhà tiền chế) là loại nhà có kết cấu từ các cấu kiện được chế tạo sẵn (tiền chế) theo thiết kế được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng. Sau đó được trở ra công trường lắp đặt; nhà khung thép tiền chế thường được sử dụng để làm nhà xưởng, nhà kho, văn phòng, siêu thị,… hoặc thậm chí là nhà ở.

Các công đoạn thi công nhà khung thép

Các bước thi công kết cấu chịu lực của nhà bê tông cốt thép truyền thống với các bước lắp dựng cốp pha. Lắp dựng cốt thép và đổ bê tông tại chỗ; sử dụng bê tông và cốt thép cùng chịu lực.

Các công đoạn thi công nhà khung thép

Trong khi nhà khung thép trải qua 3 công đoạn: Thiết kế, gia công cấu kiện, lắp dựng tại công trình. Như vậy nhà khung thép sử dụng kết cấu khung thép được thiết kế đặc biệt để chịu lực. Đồng thời được sản xuất hoàn chỉnh trước khi lắp ráp tại công trình.

Bước 1: Thi công phần nền móng và lắp đặt bu lông chờ

Bước này tương tự nhà bê tông cốt thép, chúng ta sẽ thi công phần móng và nền. Các loại móng lựa chọn là móng đơn, móng băng hoặc móng cọc. Trước khi đổ nền cần định vị chính xác bu lông neo bộ khung thép để chờ các bước tiếp theo.

Bước 2: Sản xuất các cấu kiện tại xưởng

Quá trình gia công sản xuất các cấu kiện kết cấu thép cũng đang được tiến hành tại xưởng. Điều này khiến cho tiến độ thi công nhà khung thép nhanh hơn so với nhà bê tông cốt thép.

Sản xuất các cấu kiện tại xưởng

Bước 3: Lắp dựng khung kết cấu thép và hệ bao che

Sau khi hoàn thành xong phần móng; nền và hệ thống khung thép. Quá trình lắp giáp sẽ được tiến hành với sự hỗ trợ của cần cẩu. Các cấu kiện sẽ được tiếp nối với nhau nhờ hệ thống bu lông chịu lực cực tốt.

Bước 4: Lắp đặt hệ thống điện, nước và hoàn thiện ngôi nhà

Bước sau cùng là hoàn thiện hệ thống điện nước và tường ngăn (có thể xây gạch hoặc vật liệu thay thế khác cho phù hợp), ốp, lát nền,…

Những ưu và nhược điểm của nhà khung thép

Lợi ích của kiến trúc nhà khung thép

  • Tiết kiệm chi phí: Thi công nhà khung thép tiết kiệm chi phí hơn so với nhà bê tông cốt thép.
  • Thời gian thi công nhanh: Một số công đoạn thi công được tiến hành đồng thời. Nên việc tiến hành lắp ráp nhanh hơn.
  • Linh hoạt và tiện lợi: Khung thép được sản xuất đồng bộ tại xưởng; sau đó mới được di chuyển tới để lắp ráp. Đồng thời có thể linh hoạt tháo rời.

Lợi ích của khiến trúc nhà khung thép

  • Khả năng tạo hình không giới hạn: Với vật liệu là bê tông thì việc tạo hình sẽ hạn chế; vì phải đảm bảo kết cấu chịu lực. Nhưng với khung thép việc này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Kết cấu gọn nhẹ: Sử dụng khung thép tiết kiệm không gian, giúp giảm trọng lực. Mang lại cảm giác thông thoáng, nhẹ nhàng.
  • Khả năng chống ẩm mốc cao: Nhà khung thép có khả năng cách nước tốt; thành phần thoát nước và diềm mái.

Hạn chế của kiến trúc nhà khung thép

Dễ bị ăn mòn với thời tiết nóng ẩm: Khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam thì kết cấu công trình bị ăn mòn là điều khó tránh khỏi.

Hạn chế của kiến trúc nhà khung thép

Khả năng chịu lửa thấp: Thép không cháy nhưng ở nhiệt độ 500 – 600 độ C nó sẽ chuyển sang trạng thái dẻo; làm mất đi kết cấu chịu lực.

Độ bền tương đối: Nhà khung thép có nhiều ưu điểm, nhưng so với tuổi thọ sử dụng thì nhà khung thép vẫn kém hơn nhà bê tông cốt thép. Chi phí bảo dưỡng khá cao.

Giá thành xây dựng nhà khung thép dân dụng 2 – 3 tầng là bao nhiêu?

Chi phí xây dựng nhà khung thép dân dụng là điều rất nhiều gia đình quan tâm. Nếu xây nhà khung thép kết hợp sàn nhẹ và tường nhẹ chắc chắn chi phí xây dựng sẽ tối ưu hơn nhiều so với việc làm nhà bê tông truyền thống.

Giá thành xây dựng

Cụ thể chi phí làm nhà khung thép 2 – 3 tầng sẽ được tính như sau:

  • Chi phí làm nhà khung thép tiền chế: Giá thi công khoảng 1.400.000đ – 2.500.000đ/m2 trọn gói tùy từng công trình cụ thể.
  • Sàn bê tông nhẹ được thi công với giá 620.000đ/m2 trọn gói (đối với sàn tầng 2 sử dụng dầm P113, mỗi tầng cao cộng thêm 20.000đ/m2).

Lưu ý những báo giá trên đây là báo giá sơ bộ. Giá thi công thực tế có thể được điều chỉnh tùy theo đặc điểm của từng công trình.

Mong rằng những thông tin về nhà khung thép trên đây sẽ giúp bạn có cách lựa chọn hợp lý. Thông qua các ưu và nhược điểm của loại nhà này có thể thấy, tùy vào nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu mà có cách ứng dụng và xây dựng hợp lý.

Nguồn: cenhomes.vn