Giá cát tăng khiến các đơn vị xây dựng khổ sở

Giá cát tăng khiến các đơn vị xây dựng khổ sở

18/05/2021 0 Nguyễn Trang 324
3 phút, 9 giây để đọc.

Giá cát hiện nay đang tăng rất cao. Thậm chí mức giá đã gấp đôi so với lúc trước. Điều này khiến cho các đơn vị xây dựng gặp khó khăn. Nhiều đơn vị doanh nghiệp đã phải cầu cứu chính quyền. Mong làm sao có thể xem xét và thay đổi giá của thị trường cát.

Nếu không thì ít nhất cũng điều chỉnh của nguyên vật liệu xây dựng khác. Đã có cuộc họp tại Cà Mau của giám đốc sở xây dựng. Cùng đó là một số sở ngành khác để cùng nhau ý kiến về vấn đề này. Nguyên nhân của giá cát tăng này có lẽ bởi vấn đề được đề cập từ liên hợp quốc vào năm 2019.

Giá cát tăng quá cao

“Giá cát tăng cao vì khan hiếm. Chúng tôi sẽ lắng nghe doanh nghiệp phản ánh. Tồi mới tìm cách tháo gỡ khó khăn vì có những vấn đề vượt thẩm quyền của sở”. Ông Hùng nói. Theo đơn cầu cứu tập thể của trên 10 doanh nghiệp xây dựng.

Giá vật liệu xây dựng đang biến động, tăng cao. Như sắt, thép, cát san lấp, cát vàng (có chấm), đá dăm. Do nguồn cung không đủ cầu khiến nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn. Không có hàng hoặc có nhưng rất ít, không đủ để thi công.

Giá cát tăng quá cao

Đại diện nhà thầu kiến nghị Sở Xây dựng và Sở Tài chính Cà Mau cung cấp giá cho cơ quan quản lý Nhà nước. Và phải chịu trách nhiệm trước giá báo của đơn vị này theo sát giá thực tế. “Giá cát thị trường tăng gần gấp đôi so với thông báo của các sở.

Trong khi các hợp đồng của doanh nghiệp theo hình thức trọn gói, đơn giá cố định. Khi chủ đầu tư lập dự toán chưa có thông báo giá tăng sát với thực tế kịp thời. Việc này khiến doanh nghiệp phá sản. Hoặc không thể thi công khi giá vật liệu xây dựng tăng cao”. Chủ một doanh nghiệp nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, giá sắt có mức giá gần 20.000 đồng/kg nhưng giá dự toán chỉ trên 13.000 đồng/kg; cát vàng giá 330.000 – 380.000 đồng/m3, tăng khoảng 160.000 đồng… Đặc biệt, giá cát có chấm (dùng trong xây dựng cầu) mỗi m3 giá từ 600.000 đến 800.000 đồng, trong khi trước Tết Nguyên đán Tân Sửu chỉ 400.000 đồng/m3.

Cảnh báo về khai thác cát

Theo ông Peduzzi, dù từng được đề cập đến trong chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc vào năm 2019, những vấn đề liên quan tới cát và môi trường vẫn được giải quyết thỏa đáng trên phạm vi toàn cầu. “Chính sách phát triển của nhiều quốc gia thậm chí không đề cập tới vấn đề cát, ví dụ như cát lấy từ đâu, tác động môi trường và xã hội của nó ra sao.

Do đó, vẫn còn rất nhiều việc phải làm”, ông Peduzzi nhấn mạnh. “Hãy nhìn về tương lai, công nghiệp hóa, đô thị hóa và tăng trưởng dân số… tất cả sẽ thúc đẩy nhu cầu bùng nổ đối với cát. Đã đến lúc chúng ta phải thức tỉnh”.

Cảnh báo về khai thác cát

Louise Gallagher, trưởng nhóm quản lý môi trường tại Sáng kiến Quan sát cát Toàn cầu của UNEP/GRID-Geneva, cho biết các vấn đề liên quan đến cát ngày càng trở nên “phổ biến và phức tạp”. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có hoạt động khai thác ảnh hưởng nặng nề nhất tới sông, hồ và bờ biển, chủ yếu do nhu cầu xây dựng và cơ sở hạ tầng tăng cao.

Nguồn: Vietnamnet.vn