Đông trùng hà thảo loạn về cả giá và chất
18/05/2021Thị trường đông trùng hạ thảo hiện hay đang rất phức tạp. Bởi vì nhu cầu của người tiêu dùng rất là lớn. Cho nên loại mặt hàng này cũng phát triển liên tục. Thế nhưng cũng chính bởi nguyên nhân này dẫn đến sự rủi ro.
Nhiều đơn vị bởi lợi nhuận mà đưa ra sản phẩm có chất lượng kém. Chính vì thế mà trên thị trường, hàng giả rất là nhiều. Trong khi người tiêu dùng thì chẳng thể nào mà phân biệt được chất lượng sản phẩm. Mặt hàng thì có mức giá đắt đỏ nữa. Bởi vậy mà có lẽ công tác quản lý cần phải có biện pháp tốt hơn.
Mục lục
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý. Có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis. Thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968.
Trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775. Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.
Tên gọi “đông trùng hạ thảo” tiếng Tạng là yartsa gunbu hay yatsa gunbu; còn tiếng Trung là 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo. Đây là tên xuất phát từ quan sát thực tế. Khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất.
Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng). Còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal Loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt.
Tình trạng hàng giả
Từ xưa đến nay, ở một số nước châu Á. Đông trùng hạ thảo được coi là vị thuốc quý của Đông y. Có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Tăng cường khả năng miễn dịch; thậm chí được đẩy lên thành “thần dược” với giá đắt hơn vàng.
Tại nước ta, trước sự phát triển kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thị trường đông trùng hạ thảo cũng phát triển không ngừng. Với đa dạng các sản phẩm có mẫu mã khác nhau. Không chỉ dạng sấy khô mà còn được điều chế dưới dạng lỏng, bột và viên nang…
Tuy nhiên trên thị trường hiện nay các thông tin về đông trùng hạ thảo nhập khẩu và sản xuất trong nước vẫn còn “nhập nhằng”; các siêu thị, đại lý phân phối cho thương hiệu đông trùng hạ thảo trong nước còn thưa thớt; những chuỗi cửa hàng phân phối về đông trùng hạ thảo đa phần là hàng nhập khẩu Hàn Quốc, Trung Quốc.
Hàng Việt Nam chưa có nhiều “chỗ đứng” trên thị trường; thương hiệu và chất lượng sản phẩm chưa rõ ràng. Đặc biệt niềm tin của khách hàng vào sản phẩm chưa cao do hiểu biết về sản phẩm còn mập mờ.
Không thể kiểm soát
Đây cũng là một trong những “kẽ hở” để các sản phẩm đông trùng hạ thảo giả len lỏi, gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì thế người tiêu dùng bước chân vào thế giới đông trùng hạ thảo không khác nào lạc vào mê cung mà khả năng “sập bẫy” hàng kém chất lượng là rất cao.
Theo tìm hiểu của PV, thị trường cũng đang trong tình trạng loạn giá, loạn thị trường và chất lượng, người tiêu dùng càng khó có thể phân biệt thật – giả, đặc biệt chất lượng chỉ có thể đánh giá bằng niềm tin hoặc qua thời gian dài sử dụng thì tự cảm nhận cá nhân là chính.
Hiện nay, loại thượng hạng nhất vẫn là đông trùng hạ thảo Tây Tạng, có giá từ 7 – 10 triệu đồng/10g, được tính theo chất lượng và số lượng từng con. Đặc biệt, có loại hàng vip giá từ 12 -15 triệu đồng/10g, tương đương trên dưới 1 tỷ đồng/1kg.
Tuy loại hàng này có giá cao nhưng vẫn luôn đắt khách, đặc biệt thời điểm này do dịch Covid – 19 hàng luôn trong tình trạng khan hiếm, giá thành bị đẩy cao. Tuy vậy, mặt hàng này hầu hết không được nhập chính ngạch, hoặc số lượng rất nhỏ nên người tiêu dùng chỉ tin vào uy tín của người bán.
Sản phẩm của Việt Nam xuất hiện
Song song với nguồn đông trùng quảng cáo tự nhiên nhập từ Trung Quốc, nguồn đông trùng nuôi cấy tại Việt Nam cũng được quảng cáo chào bán với rất nhiều mức giá, dao động từ 5 đến 10 triệu đồng 1kg, hoặc 50 – 70 triệu đồng/1kg, khiến người tiêu dùng rất khó lựa chọn.
Do nhu cầu tăng cao nên số lượng các đại lý, cửa hàng, cá nhân kinh doanh đông trùng hạ thảo cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đi kèm với số lượng thì chất lượng cũng bị thả nổi và khó kiểm soát.
Điển hình, theo tìm hiểu của PV, trên một số trang thương mại điện tử, mặt hàng này được rao bán với giá từ 30 – 50 nghìn đồng/100g, có loại khoảng 150 – 400 nghìn đồng/100g, khiến người tiêu dùng không thể không hoài nghi về chất lượng.
Phương pháp quản lý khó khăn
Đây cũng là dấu hỏi cho thấy lỗ hổng về việc quản lý, giám sát của các trang thương mại điện tử khi thiếu kiểm soát về chất lượng sản phẩm các gian hàng, có thể bị lợi dụng để đăng tải kinh doanh hàng kém chất lượng.
Tiếp tục “thăm quan” nhiều gian hàng khác, PV được chào bán rất nhiều sản phẩm đông trùng có nguồn gốc và giá cả khác nhau được quảng cáo từ Tây Tạng, hoặc “nói thẳng” không có giấy tờ vì của người thân “bên kia” gửi về.
Tuy nhiên, một người có kinh nghiệm buôn bán lâu năm các mặt hàng dinh dưỡng cảnh báo, đông trùng gắn mác “xách tay”, không mua tại địa chỉ uy tín thì rủi ro hàng nhái rất nhiều, hoặc đã bị rút hết tinh chất quý mặc dù hình thức rất đẹp và nguyên con. Vì vậy, người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi bỏ tiền mua.
Nguồn: Vietnamnet.vn